Chính sách 4.1: Mua sắm và tiêu dùng có trách nhiệm
Thay đổi tư duy quản lý, hình mẫu mua sắm và tiêu dùng thông qua việc qui định ưu tiên đối với những sản phẩm xanh, thân thiện với cộng đồng và môi trường được Trường Đại học Nam Cần Thơ xác định là hướng tiếp cận hiệu quả và toàn diện nhằm đạt được mục tiêu chống lãng phí và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu:
-
- Cam kết thực thi việc mua các sản phẩm có nguồn gốc, chứng nhận về an toàn sức khoẻ con người và ít ảnh hưởng đến môi trường. Cam kết này được mở rộng cho các nhà cung cấp thuê ngoài và chuỗi cung ứng, ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có nhãn xanh, bao gồm nhãn sinh thái, nhãn tiết kiệm năng lượng, nhãn tiết kiệm nước, nhãn vật liệu xây dựng xanh và nhãn carbon; sản phẩm có thể tái sử dụng, có thành phần tái chế, có bao bì tái sử dụng, có bao bì thân thiện với môi trường.
- Toàn thể thành viên Nam Cần Thơ và các đối tượng cung cấp dịch vụ cho Nhà trường (căn tin, kiot, vệ sinh, bảo vệ) được định kỳ tập huấn và hướng dẫn mua sắm, tiêu dùng có trách nhiệm.
- Thực hiện việc phân loại các danh mục hàng hóa và cơ sở vật chất sử dụng chung và đặc thù cho các đơn vị thuộc Trường. Nhà trường quản lý danh mục hàng hóa và cơ sở vật chất sử dụng chung này để huy động từ các nguồn khi cần thiết, tránh mua sắm lãng phí.
- Thực hiện đánh giá sự cần thiết trước khi mua hàng hóa và trang thiết bị, đồng thời tăng cường hiệu quả chia sẻ nguồn lực cơ sở vật chất của các đơn vị trong phạm vi Nhà trường.
- Ưu tiên chọn lọc nhà cung cấp hàng hóa và trang thiết bị phù hợp với nhu cầu của Nhà trường trong phạm vi địa lý gần nhất để giảm tác động đến môi trường do quá trình vận chuyển.
Chính sách 4.2: Quản lý, giảm thiểu và tăng cường hiệu quả tái chế và xử lý chất thải, chất thải nguy hại
Chất thải là mối nguy cho sức khỏe cộng đồng và môi trường. Giảm chất thải sẽ giúp nhiều quốc gia tiết kiệm nguyên liệu, hạn chế tác động đến môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và giảm chi phí xử lý. Trường Đại học Nam Cần Thơ ngay từ những năm đầu thành lập đã liên tục triển khai rất nhiều các chương trình, dự án nghiên cứu và ứng dụng về chủ đề quản lý và xử lý chất thải, đóng góp vai trò tích cực trong công tác quản lý chất thải của quốc gia và địa phương.
Mục tiêu:
-
- Tổ chức thu gom và có giải pháp thải bỏ chất thải đúng qui định pháp luật và khuyến khích giảm phát thải, áp dụng cho cộng đồng trong khuôn viên Trường Đại học Nam Cần Thơ, các dịch vụ thuê ngoài, nhà cung cấp và mở rộng ra cộng đồng bên ngoài trường. Cụ thể là:
-
- Tất cả các loại chất thải trong khuôn viên Trường Đại học Nam Cần Thơ được thu gom và thải bỏ đúng qui định (bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn nguy hại).
- Định kỳ tổ chức lớp tập huấn, tuyên truyền cho các thành viên Nam Cần Thơ và các đơn vị thuê ngoài làm việc trong khuôn viên Nam Cần Thơ về sự cần thiết và qui định của Văn Lang trong việc thải bỏ chất thải.
-
- Nhà trường tuân thủ luật và quy định của Việt Nam về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn nhằm tăng cường hiệu quả tái chế và xử lý chất thải. Cụ thể là:
-
- Đầu tư hệ thống thùng chứa chất thải và thùng thu gom có nhãn và màu sắc khác nhau nhằm phân biệt cho từng loại chất thải được phân loại.
- Tổ chức hướng dẫn phân loại chất thải rắn tại nguồn, giảm thiểu chất thải nhựa, sản phẩm sử dụng một lần, thu hồi giấy phế liệu,… cho đội ngũ giảng viên, nhân viên, sinh viên, học viên cũng như các đối tượng cung cấp dịch vụ cho Nhà trường (căn tin, kiot, vệ sinh, bảo vệ).
- Phân loại chất thải thành các loại sau: (1) chất thải rắn sinh hoạt; (2) chất thải nguy hại; (3) chất thải có thể tái chế. Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt được phân thành 3 nhóm chất thải: chất thải rắn có khả năng phân hủy sinh học làm compost, chất thải rắn có thể tái chế (nhựa, giấy, kim loại), và chất thải còn lại được chuyển cho đơn vị thu gom và xử lý tập trung theo quy định của thành phố.
-
- Thực hiện các chính sách về phân loại và giảm thiểu chất thải nhựa và sản phẩm sử dụng một lần, áp dụng cho cộng đồng trong khuôn viên Trường Đại học Nam Cần Thơ, đồng thời khuyến khích mở rộng cho các đối tượng dịch vụ thuê ngoài và chuỗi cung ứng, cụ thể là:
- Khuyến khích thay thế túi nhựa sử dụng một lần bằng túi nhựa sử dụng một lần có khả năng phân hủy sinh học, túi sử dụng nhiều lần, vật liệu tái chế, giấy hoặc vải.
- Thay thế các mặt hàng, phụ kiện, dụng cụ đựng thực phẩm bằng nhựa dùng một lần bằng vật liệu có thể sử dụng nhiều lần hoặc các vật liệu lựa chọn thay thế có khả năng phân hủy sinh học, áp dụng cho tất cả các cơ sở dịch vụ thực phẩm, các cuộc họp và sự kiện.
- Thay thế hoàn toàn việc phân phát miễn phí các chai nước và đồ uống bằng nhựa sử dụng một lần và cung cấp các lựa chọn thay thế có thể tái sử dụng.
- Thúc đẩy việc sử dụng ly đựng nước có thể tái sử dụng bằng cách giảm giá cho đồ uống mua bằng ly tái sử dụng, áp dụng cho tất cả các căn tin và khu vực kiot trong phạm vi Trường.
- Cung cấp các trạm nước uống tại tất cả các tòa nhà của Trường để cung cấp nước miễn phí cho các chai có thể sử dụng nhiều lần.
-
- Thực hiện các chính sách về phân loại và giảm thiểu rác thải giấy, cụ thể là:
-
- Số hóa các văn bản nhằm hạn chế việc sử dụng giấy.
- Khuyến khích việc sử dụng giấy tiết kiệm.
- Tổ chức thu hồi giấy phế liệu.
-
- Triển khai xây dựng Công viên tái chế chất thải, trong đó có các hạng mục:
-
- Toàn bộ chất thải rắn có khả năng phân hủy sinh học được thu hồi và sản xuất compost.
- Toàn bộ chất thải giấy, nhựa và kim loại được phân loại và thu hồi, chuyển cho đơn vị tái chế.
- Khu đào tạo nhận thức về quản lý chất thải, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, triển khai cho tất cả các thành viên trong Trường và mở rộng ra ngoài Trường.
-
- Khuyến khích các hoạt động, nghiên cứu, sáng kiến liên quan đến quản lý chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, đặc biệt là chất thải rắn có khả năng phân hủy sinh học, nhựa giấy.
-
- Phối hợp với chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp và các bên liên quan trong việc mở rộng phạm vi thực hiện hoạt động giảm phát thải; tăng cường tái sử dụng, tái chế và hạn chế xả thải ra môi trường.
Chính sách 4.3: Thực hiện các hành động nhằm đáp ứng mục tiêu phát thải carbon bằng không vào năm 2045
Trường Đại học Nam Cần Thơ đáp ứng cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP 26 về việc cam kết phát thải carbon bằng không vào năm 2045.
Mục tiêu:
-
- Năm 2024: kiểm kê khí nhà kính cho năm cơ sở (năm 2023).
- Từ 2025-2030: giảm 30% carbon phát thải so với năm cơ sở.
- Từ 2030-2035: giảm 60% carbon phát thải so với năm cơ sở.
- Từ 2035-2040: giảm 80% carbon phát thải so với năm cơ sở.
- Từ 2040-2045: giảm 100% carbon phát thải so với năm cơ sở.
Chính sách 4.4: Phòng ngừa nguy hiểm
Trường Đại học Nam Cần Thơ chủ động triển khai các công tác phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Mục tiêu:
-
- Vận hành bộ phận chuyên trách về an toàn lao động và vệ sinh môi trường (ATLĐ&VSMT), an toàn thực phẩm (ATTP), và phòng cháy chữa cháy (PCCC) hiệu quả để quản lý các vấn đề liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, chất thải nguy hại và cháy nổ phát sinh từ các hoạt động của Trường theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
- Định kỳ tập huấn về ATLĐ&VSMT, ATTP, quản lý chất thải nguy hại và công tác PCCC cho giảng viên, nhân viên, sinh viên, học viên, đặc biệt tại khu vực phòng thí nghiệm, và các đối tượng cung cấp dịch vụ cho Nhà trường (căn tin, kiot, vệ sinh, bảo vệ).
- Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất để đảm bảo công tác ATLĐ&VSMT, ATTP, quản lý chất thải nguy hại, và PCCC phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
- Đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức hoạt động lưu trữ và thu gom chất thải nguy hại trong phạm vi Nhà trường; đồng thời ký kết hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại được cấp phép theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Phối hợp với các bên liên quan trong việc mở rộng phạm vi thực hiện trách nhiệm về an toàn lao động và vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm ra cộng đồng bên ngoài.