Để giải quyết thách thức toàn cầu về ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, thiên tai. Liên Hợp Quốc đặt ra Mục tiêu phát triển bền vững số 13 là kêu gọi các quốc gia cùng hành động ứng phó kịp thời với biến đổi về khí hậu, nhiệt độ và những hiện tượng thời tiết của môi trường, chống lại các rủi ro thiên tai và thảm họa thiên nhiên. Không chỉ là các Quốc gia trên thế giới, mà ngay cả chính mỗi cá nhân cũng có thể giúp mang lại lợi ích cuộc sống an lành, mạnh khỏe cho con người và toàn cầu. Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nằm trong top 10 quốc gia ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký kết ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 13, chống lại biến đổi khí hậu và tác động của nó. Thích ứng với biến đổi khí hậu là điều cần thiết để ngăn ngừa thiệt hại kinh tế và bảo vệ các nhóm dân cư dễ bị tác động bởi biến đổi khí hậu
Một số tác động của biến đổi khí hậu: Cháy rừng gia tăng do nhiệt độ cao và hạn hán, hạn hán ngày càng trầm trọng hơn làm ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước và san hô bị tẩy trắng do sóng nhiệt biển
Trường Đại học Nam Cần Thơ (DNC) được biết rằng một trong những tác động đáng lo ngại nhất của biến đổi khí hậu là tình trạng xâm nhập mặn ở các vùng đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Xâm nhập mặn trong khu vực này là hệ quả của một số nguyên nhân, bao gồm hạn hán, mực nước biển dâng cao và việc xây dựng đập ở thượng nguồn sông Mê Kông. Đáng lo ngại hơn, nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông chảy về khu vực ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm, xâm nhập mặn còn phụ thuộc vào việc xả nước sớm, muộn, nhiều hay ít ở các thủy điện thượng nguồn lưu vực sông Mê Kông. Với trách nhiệm góp phần phát triển kinh tế bền vững, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, DNC đã chủ động nâng cao năng lực dự báo những tác động sẽ xảy ra do biến đổi khí hậu. Nhà trường ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc nỗ lực giữ cho cộng đồng được an toàn dưới các tác động ảnh hưởng do biến đổi khí hậu trong việc thúc đẩy hợp tác đa phương vì một tương lai xanh hơn và bền vững hơn
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về môi trường nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu
Ngày 10/10/2023 DNC tổ chức hội thảo khoa học “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về môi trường nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu”. Hội thảo tạo ra một diễn đàn quy tụ các nhà khoa học, các chuyên gia, giảng viên tham gia báo cáo, phân tích trao đổi, tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật xoay quanh bảo vệ môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu. DNC cũng đã lồng ghép Chương trình đào tạo về biến đổi khí hậu cho sinh viên toàn trường qua môn học Con người và Môi Trường.
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về môi trường nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu
Ngày 10/10/2023 DNC tổ chức hội thảo khoa học “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về môi trường nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu”. Hội thảo tạo ra một diễn đàn quy tụ các nhà khoa học, các chuyên gia, giảng viên tham gia báo cáo, phân tích trao đổi, tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật xoay quanh bảo vệ môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu. DNC cũng đã lồng ghép Chương trình đào tạo về biến đổi khí hậu cho sinh viên toàn trường qua môn học Con người và Môi Trường.
Triển khai các hoạt động hưởng ứng chống biến đổi khí hậu
Căn cứ Quyết định số 1160/QĐ-UBND ngày 01/4/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố Cần Thơ. DNC triển khai Chương trình tuyên truyền cộng đồng và tập huấn năng lực cho cán bộ, giảng viên nhằm chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trong hoạt động và phát triển Nhà trường theo hướng bền vững.
Hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận để tuyên truyền về biến đổi khí hậu
DNC thường xuyên tìm hiểu và liên hệ với các tổ chức phi lợi nhuận đang hoạt động trong lĩnh vực biến đổi khí hậu như là các tổ chức môi trường, các nhóm nghiên cứu khí hậu, hoặc các tổ chức cộng đồng để đề xuất các hình thức hợp tác có thể có lợi cho cả hai bên, chẳng hạn như chia sẻ thông tin, tổ chức sự kiện chung, hoặc phát triển các chiến dịch truyền thông thông qua một số hoạt động được như: Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, hoặc các sự kiện cộng đồng; kêu gọi cộng đồng tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như trồng cây, giảm thiểu rác thải nhựa, hoặc tiết kiệm năng lượng bằng nhiều hoạt động như đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo như điện năng lượng mặt trời và gió để giảm sự phụ thuộc vào điện năng và giảm lượng khí thải carbon,…