Mục tiêu phát triển bền vững số 14 – Tài nguyên và môi trường biển xoay quanh bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và tài nguyên biển, nhấn mạnh tầm quan trọng của biển cả và các nguồn tài nguyên biển đối với cuộc sống trên trái đất và vấn đề bảo vệ môi trường biển. Mục tiêu này gồm một loạt các chỉ tiêu cụ thể như giảm đánh cá quá mức, bảo tồn và khôi phục sinh vật biển, quản lý bền vững tài nguyên biển, giảm ô nhiễm biển, và nâng cao nhận thức về giá trị của đại dương và biển cả đối với cuộc sống của con người.

Môi trường nước ước tính tiếp nhận khoảng 5 – 12 triệu tấn chất thải nhựa/năm – chủ yếu từ các hoạt động của con người. Trước bối cảnh này, Trường Đại học Nam Cần Thơ tập trung ứng dụng và phát triển các giải pháp công nghệ, nghiên cứu chính sách, và tăng cường các hoạt động tuyên truyền nhằm bảo tồn hệ sinh thái dưới nước thông qua những hoạt động thực tế để cải tạo và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. Nhà trường mong muốn đóng góp những dự án có tính hệ thống, bền vững, toàn diện, và mang tầm quốc tế để duy trì và nâng cao bảo tồn hệ sinh thái môi trường nước trong tương lai.

Các đại dương đóng vai trò rất quan trọng trên hành tinh của chúng ta, tất cả các yếu tố tự nhiên của đại dương như dòng chảy, nhiệt độ nước biển, hóa học biển, sinh học, sinh thái biển đều có ảnh hưởng đến môi trường toàn cầu và đời sống của con người. Hơn ba tỷ người trên toàn cầu sống, sinh kế phụ thuộc vào đa dạng sinh học biển ở các vùng ven biển. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đang chứng kiến 30% trữ lượng cá thế giới bị khai thác quá mức, không thể tạo ra sản lượng bền vững. Đại dương cũng hấp thụ khoảng 30% lượng khí carbon dioxide do con người tạo ra và hơn 26% các đại dương đang bị axit hóa kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Ô nhiễm biển, phần lớn trong số đó đến từ các nguồn trên đất liền, đang đạt đến mức báo động, với trung bình 13.000 mảnh rác nhựa được tìm thấy trên mỗi km vuông của đại dương. Trước bối cảnh này, Trường Đại học Nam Cần Thơ (DNC) thường xuyên tổ chức các hội thảo, tập huấn, tham vấn chuyên gia về bảo vệ môi trường nhất là lĩnh vực tài nguyên nước và có các trao đổi, thảo luận góp phần đề xuất các giải pháp giúp duy trì hệ sinh thái dưới nước tại địa phương. Đồng thời, Nhà trường kết hợp với địa phương thực hiện đúng theo chức năng nhiệm vụ liên quan đến ngăn ngừa sự thay đổi hệ sinh thái dưới nước. Thực hiện các ký kết về trách nhiệm liên quan với địa phương. Thông qua đó, Nhà Trường thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đúng theo quy định.

CHÍNH SÁCH GIẢM Ô NHIỄM NƯỚC
DNC đã thực hiện các biện pháp ngăn nước ô nhiễm xâm nhập vào hệ thống nước như sau:
• Xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng biệt cho nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
• Trồng cây xanh để ngăn chặn nước mưa cuốn trôi các chất ô nhiễm.
• Sử dụng hố ga thu gom nước thải để ngăn chặn rác thải xâm nhập vào hệ thống nước.
• Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống nước để phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố.
• Ngoài ra, trong sinh hoạt đầu khóa, Nhà trường giáo dục sinh viên về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước sạch và ngăn nước ô nhiễm xâm nhập vào hệ thống nước. Sinh viên được hướng dẫn cách sử dụng nước sạch một cách tiết kiệm và hiệu quả, cũng như cách phân loại và xử lý rác thải đúng cách.

CHÍNH SÁCH TIẾT KIỆM NƯỚC
Tại các khu vực nhà vệ sinh đều có biển báo sử dụng nước tiết kiệm, tắt nước khi không sử dụng. Biển báo này được lắp tại khu vực bồn rửa tay là nơi có thể xảy ra lãng phí nước nhiều nhất. Hiện tại, đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viên và sinh viên thực hiện rất tốt quy định này, không còn tình trạng quên tắt nước khi không sử dụng như trước đây nữa.

CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG, CẢI TẠO CÔNG TRÌNH CHÚ TRỌNG ĐẾN TIẾT KIỆM NƯỚC

Trước khi xây dựng các công trình mới hoặc cải tạo các công trình hiện có, Nhà trường đã tổ chức các Hội thảo về các chính sách xây dựng, cải tạo công trình chú trọng đến tiết kiệm nước. Quy định phải tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng, đồng thời ưu tiên sử dụng nước hiệu quả và tiết kiệm, bao gồm việc sử dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến để giảm lượng nước cần thiết trong quá trình xây dựng và vận hành sau này của công trình.

Ngoài ra, Nhà trường thúc đẩy việc xây dựng hệ thống thu gom nước mưa và hệ thống tưới tiết kiệm nước trong khuôn viên trường. Nhà trường đặt mục tiêu sử dụng nước tái sử dụng trong các công trình và giảm lượng nước tiêu thụ thông qua sử dụng hệ thống xả tiết kiệm nước, vòi nước thông minh và thiết bị giảm lượng nước.

HỢP TÁC VỚI ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ DUY TRÌ HỆ SINH THÁI DƯỚI NƯỚC
Để duy trì hệ sinh thái dưới nước, ngoài việc học hỏi kinh nghiệm thực tế qua các chuyến tham quan học tập tại các địa phương khác, Nhà trường cũng hợp tác với địa phương để thực hiện tốt nhiệm vụ này. Sinh viên Nhà trường đã hỗ trợ cho dự án “Vì dòng sông không rác” của tổ chức GreenHUB thực hiện thành công tại khu du lịch Cồn Sơn và Chợ nổi Cái Răng. Dự án đã tổ chức hệ thống thí điểm thu gom, vận chuyển rác từ các ghe dân sinh trên chợ nổi Cái Răng và ở Cồn Sơn. Chỉ trong vòng hơn nửa năm, 338 tấn rác có giá trị thấp đã được thu gom, vận chuyển tới điểm xử lý rác tại của thành phố.

NÂNG CAO Ý THỨC VỀ DUY TRÌ HỆ SINH THÁI DƯỚI NƯỚC

Giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường nước ngay tại nơi mình sinh sống và học tập, Nhà trường có kế hoạch cho sinh viên thường xuyên thu gom rác thải tại các con sông, kênh, rạch, ao, hồ,… để ngăn ngừa nguồn gây ô nhiễm đến môi trường nước ở địa phương thông qua các đợt ra quân, ngày chủ nhật xanh, chiến dịch mùa hè xanh,…. Giữ gìn vệ sinh chung, quét dọn đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, những cống rãnh chảy phải có nắp đậy, không xả nước thải, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý ra những ao, hồ không có rãnh thoát.

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ LĨNH VỰC BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC BỀN VỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN

Thông qua bài tham luận được đăng trong kỷ yếu Hội thảo quốc tế “The International Conference on Natural Sciences and Environment 2020” được tổ chức vào ngày 27/12/2020 tại Đại học Đồng Tháp. Bài báo khoa học “Payments for Coastal and Marine ecosystem Services: Lessons from Previous Experiences” trình bày tầm quan trọng của dịch vụ hệ sinh thái biển trong việc hướng đến thực hành các chiến lược phát triển bền vững. Bài báo nêu bật những kết quả đã đạt được và các trở ngại trong quá trình thực hiện dịch vụ hệ sinh thái biển tại Việt Nam, qua đó đề xuất các giải pháp giúp thực thi chính sách dịch vụ hệ sinh thái biển thành công tại Việt Nam.

CÁC HOẠT ĐỘNG CẢI THIỆN HỆ SINH THÁI DƯỚI NƯỚC

Để cải thiện và phục hồi hệ sinh thái dưới nước, cộng đồng nói chung và mỗi cá nhân nói riêng cần nhận thức được tầm quan trọng và hành động để phục hồi hệ sinh thái cho phát triển bền vững, DNC đã thực hiện một số hoạt động như: Công tác tuyên truyền, đẩy mạnh các nghiên cứu khoa học, lồng ghép các báo cao, chuyên đề trong các môn học thuộc lĩnh vực môi trường.

Nhà trường tăng cường các hoạt động tuyên truyền về ngăn ngừa sự thay đổi hệ sinh thái dưới nước đến từng sinh viên, cán bộ, giảng viên của Trường.

Lồng ghép với các phòng trào bảo vệ môi trường của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên có ghi nhận thông qua hình thức đánh giá điểm rèn luyện cho sinh viên. Đối với các môn học liên quan lĩnh vực môi trường, sẽ được lồng ghép theo chuyên đề, báo cáo, chủ điểm,… phù hợp với từng học phần cụ thể.

Hãy cùng nhau hành động để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người!

SDGs cung cấp cho chúng ta một tầm nhìn chung về tương lai mà chúng ta muốn tạo ra. Để đạt được những mục tiêu này, chúng ta cần sự đoàn kết và hành động từ tất cả mọi người, từ các nhà lãnh đạo quốc gia đến các cá nhân trong cộng đồng.