HỆ SINH THÁI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ
Trường Đại học Nam Cần Thơ được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ và được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động đào tạo theo Quyết định số 1335/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 4 năm 2013.
Với sứ mạng mang đến cơ hội cho sinh viên Việt Nam được tiếp cận môi trường giáo dục theo đúng chuẩn Quốc tế, trở thành nơi ươm mầm tinh hoa, nhằm đào tạo ra những thế hệ sinh viên sẵn sàng cho các chương trình đại học định hướng Quốc tế cũng như cơ hội làm việc toàn cầu trong tương lai. Đồng thời, Trường cũng sẽ là môi trường để các sinh viên ngành sư phạm đến thực tập, học hỏi kinh nghiệm.
Nhà trường luôn cố gắng, nổ lực xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ tốt hơn nữa cho công tác đào tạo ngày càng phát triển về quy mô và đa dạng ngành đào tạo. Đồng thời nhằm tạo cảnh quan trường học thông thoáng, hiện đại; Xây dựng môi trường nghiên cứu và ứng dụng các bài học lý thuyết vào thực tiễn của các khối ngành.
- Khuôn viên cây xanh
- Khu A, B được khánh thành đưa vào sử dụng năm 2012. Với diện tích hơn 10.000m2.
Khu ký túc xá được khánh thành đưa vào sử dụng cuối năm 2014. Với diện tích hơn 10.000m2, có sức chứa khoảng 2.000 sinh viên.
Khu C được khánh thành đưa vào sử dụng tháng 10/2015. Với diện tích hơn 100.000m2.
Khu D được khánh thành đưa vào sử dụng tháng 10/2016. Với diện tích hơn 10.000m2.
Trung tâm Thư viện điện tử được khánh thành đưa vào sử dụng tháng 10/2017. Với diện tích hơn 4.200m2
Xưởng cơ khí ô tô được khánh thành đưa vào sử dụng tháng 7/2018. Với diện tích hơn 1.200m2.
Thư quán DNC & Khu resort giảng viên được khánh thành đưa vào sử dụng tháng 8/2018. Với diện tích hơn 2.000m2.
Khu thực hành đa chức năng (Khu E) được khánh thành đưa vào sử dụng ngày 09/6/2020. Với diện tích hơn 30.000m2.
Trung tâm Phát triển và Ứng dụng Phần mềm DNC được khánh thành đưa vào sử dụng tháng 7/2023. Với diện tích hơn 7.500m2.
2. Lượng nước tiêu thụ trên đầu người
2.1. Hệ thống theo dõi lượng nước tiêu thụ:
- Với quy mô ngày càng phát triển của Nhà trường thì cơ sở hạ tầng cũng đáp ứng đầy đủ với sự phát triển trên, trong đó có “Hệ thống cung cấp & theo dõi lượng nước tiêu thụ”.
- Nhà trường đã ký hợp đồng với CN Công ty Cấp Thoát nước Bông Vang để thực hiện công việc cung cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ các khu trong Trường. Hiện tại, đang được cấp bởi 2 nguồn nước từ CN Công ty Cấp Thoát nước Bông Vang.
- Đầu 2 nguồn cấp này đã được lắp đặt 2 đồng hồ tổng để theo dõi lượng nước tiêu thụ. Ngoài ra trong từng khu vực tòa nhà còn có thêm các đồng hồ phụ để theo dõi đối chiếu với đồng hồ tổng.
- Việc lắp đặt các đồng hồ phụ ngoài việc theo dõi lượng nước tiêu thụ ra, còn giúp Nhà trường kiểm tra thất thoát (gãy, rò rỉ đường ống cấp nước); để có phương án sửa chữa kịp thời.
2.2. Lượng nước tiêu thụ/ đầu người:
- QCVN 01-1:2018/BYT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018.
- Quyết định 06/2006/QĐ-BXD ngày 17/3/2006 của Bộ Xây dựng về việc ban hành TCXDVN 33 : 2006 ” Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế “.
- Nhà trường luôn thực hiện theo QCVN 01-1:2018/BYT & Quyết định 06/2006/QĐ-BXD về việc cấp nước sinh hoạt.
3. Sử dụng và tiết kiệm nước
3.1. Thực hiện xử lý nước đã qua sử dụng:
- Qua quá trình nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng nước thải thường xuất phát từ 2 nguồn gốc chính đó là chất bài tiết của con người, động vật và các hoạt động sinh hoạt khác như tắm rửa, vệ sinh nhà cửa, nấu nướng,…
- Từ 2 nguồn gốc này, có thể thấy được nước thải sinh hoạt thường chứa các thành phần chính như chất hữu cơ phân hủy sinh học, vô cơ, chất tẩy rửa, dầu mỡ, vi sinh vật,…
- Trong đó, chất hữu cơ là thành phần lớn nhất trong nước thải sinh hoạt, bao gồm các hợp chất protein, hydro carbon và lượng lớn chất khó bị phân hủy. Nồng độ hữu cơ luôn đạt ngưỡng 150 – 450 mg/l, không tốt cho sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái tự nhiên.
- Thành phần nước thải sinh hoạt và đô thị chứa một lượng lớn các hợp chất hữu cơ và vô cơ như:
+ Chứa hàm lượng lớn chất lơ lửng: Là thành phần có nhiều trong nước thải đô thị, dạng hạt, gồm khoảng 25% chất khoáng và 75% chất hữu cơ.
+ Các chất rắn không tan: Gồm các chất như nito hữu cơ, amoniac, photpho hữu cơ và photpho vô cơ.
+ Các vi sinh vật, vi khuẩn, vi trùng có hại.
+ Nước thải đô thị cũng chứa nhiều rong rêu, tảo, rác, bùn lầy. - Thuyết minh sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt như sau:
+ Nước thải sinh hoạt sản sinh ra từ các khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp, … sẽ được lọc bỏ các chất cặn, các chất rắn có kích thước lớn hoặc các tạp chất lơ lửng ra khỏi nước thải nhờ song chắn rác. Sau đó, nước thải sẽ được dẫn đến bể tách mỡ, để tách dầu mỡ ra khỏi nước thải hoặc bể phốt để phân hủy các chất cặn bả ra khỏi nước thải nhằm hạn chế trường hợp các ống dẫn bị nghẽn.
+ Theo sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt thì nước thải được truyền dẫn vào bể gom (bể điều hòa) để điều hòa lưu lượng dòng chảy nước thải vào hệ thống xử lý.
+ Tiếp theo, nước thải sẽ được đưa vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ sinh học, cụ thể là bể thiếu khí dựa vào các vi sinh vật thiếu khí có tác dụng phân hủy các hợp chất có chứa ni-tơ và phốt-pho trong nước thải sinh hoạt.
+ Sau đó nước thải tiếp tục được truyền dẫn đến bể Aerotank có tác dụng loại bỏ các chất hữu cơ gây mùi hôi, thúi, …, ngoài ra còn có thể loại bỏ mầm bệnh, vi khuẩn gây bệnh có trong nước thải sinh hoạt.
+ Tiếp theo nước thải sẽ được truyền dẫn vào bể lắng (theo công nghệ truyền thống) có tác dụng lắng bùn, cát và các hạt lơ lửng ra khỏi nước thải, nước thải có chứa bùn được dẫn qua bể bùn để bùn được lắng lại ở đáy bể chứa bùn và sau đó được mang ra khỏi hệ thống để xử lý, còn lượng nước thải còn lại sẽ được truyền dẫn ngược lại bể điều hòa để tiếp tục quá trình tuần hoàn xử lý nước thải sinh hoạt theo sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt.
3.2. Đo lường lượng nước tái sử dụng trong Nhà trường:
- Chất lượng nước thải sau xử lý phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được quy định cho việc sử dụng nước vào các mục đích khác nhau, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
- Nhà trường đo lường lượng nước tái sử dụng bằng cách lắp đặt các đồng hồ kiểm soát lượng nước thải nhằm phục vụ công tác tưới tiêu, chăm sóc cây trồng.
- Đồng hồ đo lưu lượng nước thải được dùng để giảm sát lượng nước thải và cả lượng nước mưa. Việc sử dụng đồng hồ đo nước thải là yêu cầu bắt buộc để đo chính xác lượng nước thải ra môi trường hỗ trợ việc tính toán chi phí xử lý nước thải.
- Theo quy định của ngành TN&MT tất cả đầu ra nước thải trong Nhà trường bắt buộc phải được giám sát một cách chặt chẽ. Chính vì thế, mà việc lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải là điều vô cùng cần thiết.
- Ngày nay, chất thải trong nước sinh hoạt chứa nhiều tạp chất nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Chính vì thế, các chỉ số đo lường lấy từ đồng hồ đo lưu lượng nước thải sẽ hỗ trợ hiệu quả trong việc đánh giá, kiểm soát và xây dựng phương án xử lý phù hợp cho từng nguồn nước thải khi phát hiện có dấu hiệu nguy hiểm.
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.
- Nước thải thấm rất nhanh vào lòng đất gây ô nhiễm diện rộng, nếu không khắc phục kịp thời sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Vì thế mà việc lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước phải được chú trọng giúp Nhà trường và các cơ quan chức năng dễ dàng kiểm tra chất lượng nguồn nước thải, hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên nước một cách tốt nhất và kịp thời xử lý các tình huống xả thải trái phép ra môi trường.
3.3. Hệ thống phòng chống ô nhiễm nước:
Các quy trình ngăn chặn nước ô nhiễm xâm nhập vào hệ thống nước, bao gồm ô nhiễm do tai nạn và sự cố tại Trường đại học, bao gồm:
- Xác định và đánh giá nguồn ô nhiễm: các nguồn ô nhiễm có thể bao gồm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước mưa và ô nhiễm do tai nạn, sự cố.
- Lập kế hoạch phòng ngừa: kế hoạch phòng ngừa cần bao gồm các biện pháp cụ thể, như xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng biệt, trồng cây xanh, sử dụng hố ga thu gom nước thải và thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống nước.
- Thực hiện kế hoạch phòng ngừa: việc thực hiện kế hoạch phòng ngừa cần được giám sát và đánh giá thường xuyên để đảm bảo hiệu quả.
- Tại Trường Đại học Nam Cần Thơ, Nhà trường thực hiện các biện pháp sau để ngăn nước ô nhiễm xâm nhập vào hệ thống nước:
- Xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng biệt cho nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
- Trồng cây xanh để ngăn chặn nước mưa cuốn trôi các chất ô nhiễm.
- Sử dụng hố ga thu gom nước thải để ngăn chặn rác thải xâm nhập vào hệ thống nước.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống nước để phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố.
- Ngoài ra, Nhà trường giáo dục sinh viên về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước sạch và ngăn nước ô nhiễm xâm nhập vào hệ thống nước. Sinh viên cần được hướng dẫn cách sử dụng nước sạch một cách tiết kiệm và hiệu quả, cũng như cách phân loại và xử lý rác thải đúng cách.
3.4. Cung cấp nước uống miễn phí:
Quy trình sản xuất nước uống đóng chai tại Xưởng sản xuất nước uống DNC
Quy trình sản xuất nước uống đóng chai tại Xưởng sản xuất nước uống DNC được chia thành ba giai đoạn chính, mỗi giai đoạn đều đóng vai trò quan trọng để đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm cuối cùng. Chiều sâu và tính chất cầu kỳ của quá trình này được thể hiện qua các bước chi tiết sau đây:- Giai Đoạn 1: Lọc Nước Đạt Tiêu Chuẩn
Trước khi bắt đầu quá trình lọc nước, việc lựa chọn một nguồn nước chất lượng cao là chìa khóa quan trọng. Nguồn nước tốt không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Các bước chi tiết trong quá trình lọc nước bao gồm:
+ Lọc cặn thô;
+ Khử sắt, mangan;
+ Khử chất khoáng, làm mềm các chất khoáng;
+ Khử mùi, khử màu;
+ Cân bằng PH;
+ Lọc tinh khiết bằng màng thẩm thấu ngược hoặc màng Nano;
+ Diệt khuẩn cuối cùng bằng tia cực tím;
- Giai Đoạn 2: Chiết Rót – Đóng Bình
Quá trình chiết rót và đóng bình tại Xưởng sản xuất nước uống DNC bao gồm các bước chi tiết sau:
+ Nước được bơm đến hệ thống chiết rót sau khi hoàn thành các quy trình lọc.
+ Chuẩn bị nắp: Nắp được qua 4 quy trình, bao gồm rửa và ngâm 2 lần, tiệt trùng bằng dung dịch chuyên dụng và lặp lại quy trình trên lần nữa trước khi sử dụng.
+ Chuẩn bị chai: Chai được rửa bằng hóa chất tiệt trùng thực phẩm, tiệt trùng lần thứ 2 và tráng lại bằng nước tinh khiết.
+ Chai được đưa qua máy chiết nước tự động và đóng nắp tự động.
+ Sản phẩm hoàn chỉnh được kiểm tra cuối cùng và chuyển vào kho chung chuyển.
+ Quy trình này không chỉ là một chuỗi các công đoạn kỹ thuật, mà còn là sự kết hợp của chất lượng nước, công nghệ tiên tiến, và quy trình sản xuất chặt chẽ để tạo ra sản phẩm nước uống đóng chai đạt tiêu chuẩn và an toàn.
- Giai Đoạn 3: Kiểm định & phân phối+ Xưởng sản xuất nước uống DNC hoạt động với công suất 3m3. ngày/đêm, là nguồn cung cấp nước uống hằng ngày cho các sinh viên, Giảng viên, Cán bộ nhân viên trong Nhà trường, nhằm đảm bảo cho việc nghiên cứu, học tập được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.+ Hệ thống sản xuất nước uống đóng chai DNC được vận hành tự động & khép kín đảm bảo sản phẩm luôn an toàn, tốt cho sức khỏe.+ Hằng năm, Nhà trường tham gia kiểm tra định kỳ chất lượng nước uống đóng chai do Sở Khoa học & Công nghệ TP Hồ Chí Minh thực hiện.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, số 33/2023/ATTP-CNĐK ngày 20/02/2023 do Sở Y tế Cần Thơ cấp.
3.5. Các chính sách xây dựng, cải tạo công trình chú trọng đến tiết kiệm nước:
- Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 của Bộ Xây dựng về việc “Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 07-1:2016/BXD về các công trình hạ tầng kỹ thuật – Công trình cấp nước”.
- Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng về việc “Ban hành QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng”.
+ Việc áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng trên nhằm giảm thiểu lượng nước sử dụng là giải pháp được ưu tiên để đạt mục tiêu “Phát triển bền vững về nước sạch và vệ sinh”.
+ Trường Đại học Nam Cần Thơ cam kết thực hiện các tiêu chuẩn này để xây dựng một tương lai bền vững với nguồn nước sạch và sử dụng nước hiệu quả.
+ Khi xây dựng các công trình mới hoặc cải tạo các công trình hiện có, Nhà trường tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng, đồng thời ưu tiên sử dụng nước hiệu quả và tiết kiệm, bao gồm việc sử dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến để giảm lượng nước cần thiết trong quá trình xây dựng và vận hành sau này của công trình.
+ Ngoài ra, Nhà trường thúc đẩy việc xây dựng hệ thống thu gom nước mưa và hệ thống tưới tiết kiệm nước trong khuôn viên trường. Nhà trường đặt mục tiêu sử dụng nước tái sử dụng trong các công trình và giảm lượng nước tiêu thụ thông qua sử dụng hệ thống xả tiết kiệm nước, vòi nước thông minh và thiết bị giảm lượng nước.
+ Nhà trường cũng thực hiện các biện pháp giáo dục và tập huấn nâng cao nhận thức của các nhà thầu, kiến trúc sư và công nhân về việc sử dụng nước tiết kiệm trong quá trình xây dựng; đưa ra các chính sách và quy định nghiêm ngặt để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng liên quan đến việc giảm thiểu sử dụng nước trong thiết kế và thi công các tòa nhà.
+ Nhà trường tin rằng việc áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng để giảm thiểu việc sử dụng nước là một bước quan trọng trong việc tạo ra một môi trường xây dựng bền vững và đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu SDG 6 của Liên Hợp Quốc về đảm bảo cung cấp nước sạch và an toàn cho tất cả mọi người.
3.6. Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước giúp tăng năng suất cây trồng:Tưới nhỏ giọt (Drip Irrigation/Strickle Irrigation) là một dạng cơ bản của kỹ thuật tưới tiết kiệm nước (hay vi tưới micro irrigation). Đây là hình thức đưa nước trực tiếp trên mặt đất đến vùng gốc cây trồng một cách liên tục dưới dạng từng giọt nhờ các thiết bị đặc trưng là các vòi tạo giọt (được cấp nước bởi hệ thống đường ống dẫn cấp nước áp lực).
Tưới phun mưa là kỹ thuật đưa nước tới cây trồng dưới dạng mưa nhân tạo nhờ các thiết bị tạo dòng phun mưa (tia mưa) thích hợp. Phương pháp này được phổ biến và áp dụng rộng rãi. - Khi được cung cấp nước, áp lực nước sẽ chảy qua van kiểm tra, van điều chỉnh rồi vào thùng chứa và hòa tan chất dinh dưỡng dưới một áp lực thích hợp. Một phần dòng chảy hướng xuyên qua thùng. Nếu trong thùng có chứa phân bón hoặc thuốc trừ sâu hòa tan thì dòng chảy sẽ hòa lẫn và mang theo chất đó ra khỏi thùng và chảy vào đường ống chính. Nước được lọc sạch khi qua thiết bị lọc.
- Tùy theo nhu cầu sử dụng nước mà người quản lý hệ thống điều chỉnh lưu lượng, áp lực thông qua van khống chế tại đầu các đường ống. Nước có áp chuyển động trong các đường ống đến các thiết bị tưới để cung cấp cho cây trồng.
3.7. Trồng cây hợp lý để giảm lượng nước tưới: - Tưới nước hợp lí cho cây là đảm bảo lượng nước cung cấp vừa đủ cho cây, không tưới quá nhiều gây ngập úng rễ hay tưới quá ít sẽ không cung cấp đủ nước cho cây trồng. Mỗi giống cây trồng khác nhau sẽ có nhu cầu cấp nước riêng, những loài ưa ẩm ướt thì cần được cung cấp nhiều nước và nhiều lần tưới hơn để đảm bảo được môi trường ẩm cho cây phát triển. Còn những loài cây ưa khô thì chúng lại không cần quá nhiều nước, tưới nhiều sẽ gây úng hay hư hại cho các bộ phận của cây.
- Tưới nước đúng thời điểm cũng là vấn đề trọng yếu, đa phần đối với các loại cây thời điểm tưới thích hợp nhất đó chính là sáng sớm và chiều tối. Ở thời điểm này thì không còn chịu sự oi bức của ánh nắng mặt trời nên sẽ không làm khô lá cây.
- Để thay thế phương pháp thủ công như trước đây, Nhà trường đã lắp đặt các hệ thống tưới nước tự động và đưa vào sử dụng ngày một nhiều. Những thiết bị tưới vô cùng hiện đại và đảm bảo tiết kiệm lượng nước đến mức tối đa. Con người không cần bỏ quá nhiều công sức như trước đây, bên cạnh đó những bộ điều khiển thông minh là một thiết bị vô cùng tuyệt vời cho việc điều khiển toàn bộ hệ thống tưới.
- Tiết kiệm nước trong cộng đồng
4.1. Sử dụng các nguồn nước có sẵn trong khuôn viên Trường (sông, hồ, … )+ Năm 2020 Nhà trường đã tiến hành cho xây dựng Hồ chứa nước, với diện tích mặt nước hơn 3.000m2;
+ Hồ chứa nước này được kết nối với hệ thống kênh rạch trong khu vực, giúp điều tiết lượng nước, ngăn chặn việc ngập úng, ngoài ra còn làm đa dạng hệ môi trường sinh thái, phục vụ cho hệ thống tưới tiêu, chăm sóc cây trồng.
4.2. Cây trồng ít cần tưới nước trong khuôn viên trường- Nhằm tạo ra môi trường trong sạch, hấp thụ mùi hôi và các loại khí gây ô nhiễm (các oxit nitơ, amoniac, sulfur dioxide và ozone) và các hạt lọc ra khỏi không khí. Ban Giám hiệu Nhà trường đã cho xây dựng Khu vườn sinh thái, với diện tích hơn 5.000m2 trồng đa dạng các loại cây, lựa chọn ưu tiên các loại cây trồng ít cần nước tưới, như:
- Lợi ích của việc trồng cây xanh:
+ Chống hiệu ứng nhà kính: cây hấp thụ CO2, loại bỏ và dự trữ carbon trong khi giải phóng oxy trở lại vào không khí.
+ Cung cấp oxi;
+ Tạo bóng mát trong Nhà trường: cây xanh đã làm mát dịu không khí thông qua lá cây và ngăn cản không cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống mặt đất.
+ Giúp ngăn ngừa ô nhiễm nước: cây làm giảm dòng chảy bằng cách phá vỡ lượng mưa trực tiếp xuống đất do đó cho phép nước chảy xuống tán lá và thân cây trước khi xuống mặt đất;
+ Giúp chống xói mòn đất;
+ Bảo vệ khỏi tia cực tím; - Một số hình ảnh tiêu biểu về cây xanh trong Nhà trường:
Related Goals
Related Goals
Related Goals
Related Goals